LỊCH SỬ KIẾN TRÚC VÀ NGƯỜI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Kiến trúc không chỉ là nghề tạo hình cho không gian sống, mà còn là nghệ thuật, khoa học, và là một phần linh hồn của văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, nghề kiến trúc và vai trò của kiến trúc sư đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với vô vàn biến động lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội.

       Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, hành trình của kiến trúc Việt Nam là một minh chứng sống động cho sự kiên cường, sáng tạo, và khả năng thích nghi của các thế hệ kiến trúc sư trong một đất nước không ngừng đổi mới.

I.  GIAI ĐOẠN 1945–1954: KIẾN TRÚC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁPGIAI ĐOẠN 1945–1954: KIẾN TRÚC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

        Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhu cầu kiến trúc lúc này chủ yếu phục vụ kháng chiến: công trình quân sự, công sự, trụ sở hành chính cách mạng, nhà ở tạm thời... Lối kiến trúc lúc này gắn chặt với thiên nhiên và lối sống giản dị của người dân Việt Nam thời bấy giờ. Thời điểm này, các công trình gặp khó khăn khi xây dựng do thiếu vật liệu, thiếu kỹ thuật xây dựng hiện đại, thiếu nhân lực chuyên môn, nhiều kiến trúc sư phải tạm gác đam mê của chính mình để tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước. Thời kỳ này tiêu biểu có ông Nguyễn Cao Luyện – một nhà kiến trúc sư gạo cội, là một trong những người tham gia xây dựng những nền tảng đầu tiên cho nền kiến trúc Việt Nam và ông Huỳnh Tuấn Phát, nhà kiến trúc sư và chính trị gia nổi tiếng, tác giả của Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

image.png                                                image.png

KTS. Nguyễn Cao Luyện (1908-1987)             KTS. Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)

II. GIAI ĐOẠN 1954–1975: KIẾN TRÚC THỜI XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Bước vào giai đoạn 1954 – 1975, Miền Bắc bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi đó miền Nam còn chìm trong chiến tranh do đế quốc Mỹ xâm lược. Kiến trúc thời kỳ này được chia thành hai xu hướng rõ rệt, Miền Bắc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng xã hội chủ nghĩa còn miền Nam do bị đế quốc Mỹ đánh chiếm nên lối kiến trúc chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây. Giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam lâm thời đẩy mạnh xây dựng các khu nhà ở tập thể, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học tại miền Bắc và các vùng giải phóng, lúc này các kiến trúc sư có cơ hội được cống hiến cho đất nước qua những công trình, dự án. Dù vậy, các dự án vẫn gặp khó khăn do thiếu tài nguyên xây dựng, thiên tai chiến tranh tàn phá nặng nề và chưa có đội ngũ kiến trúc sư đông đảo. Tiêu biểu thời kỳ này có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - kiến trúc sư châu Á duy nhất đạt giải Khôi Nguyên La Mã, ông đã thiết kế nên Dinh Độc Lập, một công trình biểu tượng kiến trúc hiện đại Việt Nam. Cùng thời này cũng có một số kiến trúc sư nổi tiếng khác như Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Hữu Thiện. Một số công trình nổi bật giai đoạn này có thể nói đến như Dinh Độc Lập, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Nhà máy cơ khí Hà Nội,...

image.png

Dinh Độc Lập (1966)

image.png

Đại học Bách Khoa Hà Nội 

III. GIAI ĐOẠN 1975–1986: THỜI KỲ HẬU CHIẾN – CƠ CẤU LẠI XÃ HỘI

Bước vào giai đoạn 1954 – 1975, Miền Bắc bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi đó miền Nam còn chìm trong chiến tranh do đế quốc Mỹ xâm lược. Kiến trúc thời kỳ này được chia thành hai xu hướng rõ rệt, Miền Bắc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng xã hội chủ nghĩa còn miền Nam do bị đế quốc Mỹ đánh chiếm nên lối kiến trúc chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây. Giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam lâm thời đẩy mạnh xây dựng các khu nhà ở tập thể, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học tại miền Bắc và các vùng giải phóng, lúc này các kiến trúc sư có cơ hội được cống hiến cho đất nước qua những công trình, dự án. Dù vậy, các dự án vẫn gặp khó khăn do thiếu tài nguyên xây dựng, thiên tai chiến tranh tàn phá nặng nề và chưa có đội ngũ kiến trúc sư đông đảo. Tiêu biểu thời kỳ này có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - kiến trúc sư châu Á duy nhất đạt giải Khôi Nguyên La Mã, ông đã thiết kế nên Dinh Độc Lập, một công trình biểu tượng kiến trúc hiện đại Việt Nam. Cùng thời này cũng có một số kiến trúc sư nổi tiếng khác như Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Hữu Thiện. Một số công trình nổi bật giai đoạn này có thể nói đến như Dinh Độc Lập, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Nhà máy cơ khí Hà Nội,...


image.png
Dinh Độc Lập (1966)
image.png
Đại học Bách Khoa Hà Nội 


IV. GIAI ĐOẠN 1986–2000: KIẾN TRÚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
      Bước vào thời kỳ Đổi Mới (1986–2000), kiến trúc Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy của cải cách kinh tế và giao lưu quốc tế. Những đổi mới sâu rộng về chính sách và tư duy phát triển đã mở ra không gian mới cho kiến trúc. Các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn, trung tâm thương mại, nhà ở tư nhân, văn phòng cao tầng – đây là những hình ảnh chưa từng thấy trong thời kỳ bao cấp trước đó. Tư duy kiến trúc dần trở nên cởi mở hơn, các kiến trúc sư được tiếp cận với công nghệ mới, phong cách thiết kế hiện đại và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng bộc lộ không ít thách thức: quy hoạch đô thị còn thiếu đồng bộ, và ảnh hưởng của kiến trúc ngoại lai du nhập ồ ạt nhưng chưa được chọn lọc kỹ lưỡng, dẫn đến sự pha trộn thiếu hài hòa về bản sắc. Trong bối cảnh ấy, nhiều kiến trúc sư đã ghi dấu ấn bằng những đóng góp nổi bật: Trần Thanh Vân là nữ kiến trúc sư tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn di sản đô thị; Nguyễn Văn Tất, Nguyễn Bá Lăng là những gương mặt tiêu biểu của nền kiến trúc hiện đại, góp phần kiến tạo các công trình quy mô như Khách sạn Daewoo, Melia Hà Nội – biểu tượng cho diện mạo mới của thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.

image.png

KTS. Nguyễn Văn Tất

image.png
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (giai đoạn đầu)

VI. GIAI ĐOẠN 2000–2020: HỘI NHẬP TOÀN CẦU VÀ KIẾN TRÚC XANH
       Từ năm 2000 đến 2020, cùng với quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển kinh tế mạnh mẽ, kiến trúc Việt Nam bước vào một giai đoạn trưởng thành và đổi mới toàn diện về chất. Việc gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài, cùng sự bùng nổ đô thị hóa đã tạo điều kiện cho kiến trúc bứt phá cả về quy mô lẫn tư duy thiết kế. Từ chỗ chỉ chú trọng “xây nhiều” để đáp ứng nhu cầu, kiến trúc Việt bắt đầu hướng đến “xây thông minh”, “xây xanh” – đề cao yếu tố bền vững, tiết kiệm năng lượng, hòa hợp với môi trường. Những công nghệ tiên tiến như BIM, vật liệu mới, hay các giải pháp tiết kiệm năng lượng dần trở nên phổ biến trong giới kiến trúc sư. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cũng đặt ra không ít vấn đề: quy hoạch lâu dài thiếu tầm nhìn, không gian công cộng bị thu hẹp, và đô thị nhiều nơi phát triển nóng, thiếu kiểm soát. Trong bức tranh đó, nổi bật lên những gương mặt tài năng như Võ Trọng Nghĩa – người tiên phong cho xu hướng kiến trúc xanh tại Việt Nam, với các công trình mang hơi thở thiên nhiên, đạt nhiều giải thưởng quốc tế và đưa kiến trúc Việt ra thế giới. Kiến trúc trong giai đoạn này không chỉ là xây dựng, mà còn là tuyên ngôn văn hóa và trách nhiệm xã hội.
 
image.png
KTS. Võ Trọng Nghĩa
       Một vài dự án tiêu biểu thời kỳ này:
image.png          image.png
Cầu Vàng (Golden Bridge Ba Na Hills)                   Bảo tàng Hà Nội

Theo:

Trần Lê Minh Đạt

Tin liên quan

TOP