QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG NÔNG THÔN
- Lập quy hoạch xây dựng chính là hoạt động đầu tiên để hình thành một bản quy hoạch xây dựng, với quy hoạch xây dựng nào cũng phải trải qua giai đoạn này. Theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì lập quy hoạch xây dựng là một thành phần trong chuỗi các công việc thuộc hoạt động xây dựng.
Tại Điều 13 Luật Xây dựng quy định về căn cứ để lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
+ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
+ Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
+ Quy hoạch thời kỳ trước;
+ Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
+ Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương, bản đồ được sử dụng ở đây là bản đồ địa hình của nơi lập quy hoạch tại thời điểm tổ chức lập quy hoạch xây dựng.
Để bắt đầu tiến hành lập quy hoạch xây dựng thì cần tiến hành các hoạt động:

1. Lập nhiệm vụ quy hoạch chung
- Chủ đầu tư (thường là UBND cấp huyện hoặc xã) đề xuất phạm vi, tính chất, quy mô quy hoạch.
- Lập Tờ trình, nhiệm vụ quy hoạch, bản đồ vị trí khu vực lập quy hoạch.
- Trình UBND cấp có thẩm quyền (tỉnh/huyện) phê duyệt nhiệm vụ.
📌 Căn cứ: Nghị định 44/2015/NĐ-CP; TT04/2022/TT-BXD
2. Lập đề cương, dự toán và lựa chọn đơn vị tư vấn
- Chủ đầu tư lập đề cương nhiệm vụ chi tiết và dự toán kinh phí (theo Thông tư 11/2021/TT-BXD).
- Thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn (đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định).
- Ký hợp đồng tư vấn lập đồ án.
3. Khảo sát, thu thập dữ liệu hiện trạng
- Khảo sát địa hình, hạ tầng, dân cư
- Thu thập số liệu dân số, đất đai, hạ tầng hiện có
- Rà soát quy hoạch liên quan (quy hoạch vùng, ngành, tỉnh…)
4. Lập hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng (hồ sơ đồ án tuân thủ theo TT04/2022/TT-BXD)
📌 Hồ sơ bao gồm:
- Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
- Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
- Nêu lý do sự cần thiết lập quy hoạch; nêu đầy đủ căn cứ lập quy hoạch; xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp
- Xác định tiềm năng, động lực và dự báo phát triển xã
- Định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã
- Nội dung Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn (tích hợp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc).
- Quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
- Dự kiến các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
- Kết luận và kiến nghị.
Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan.
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã: Nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
📌 Thời gian thực hiện thường từ 6–12 tháng tùy quy mô đồ án.
5. Lấy ý kiến cộng đồng và các cơ quan liên quan
- Lấy ý kiến:
+ UBND xã/phường nơi lập quy hoạch
+ Các phòng, ban chuyên môn của UBND cấp huyện/tỉnh
+ Nhân dân (thông qua họp dân, niêm yết công khai…)
📌 Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật quy hoạch 47/2024/QH15 "ít nhất 20 và không quá 30 ngày" ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
6. Thẩm định đồ án quy hoạch
- Cơ quan thẩm định:
+ Sở Xây dựng/Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị đối với đồ án cấp huyện/xã
+ Bộ Xây dựng (nếu đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng)
+ Hồ sơ thẩm định gồm: thuyết minh, bản vẽ, báo cáo tiếp thu ý kiến...
7. Phê duyệt đồ án quy hoạch
- Căn cứ kết quả thẩm định, UBND cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt.
- Gửi hồ sơ đến cơ quan lưu trữ, công bố và cập nhật quy hoạch.
8. Công bố quy hoạch
- Công bố công khai tại trụ sở UBND, các phương tiện thông tin
- Cập nhật lên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng tỉnh/huyện
- Làm cơ sở pháp lý cho cấp phép xây dựng, quản lý đất đai.